Để có thể triển khai tốt các hoạt động Marketing thì một bản kế hoạch Marketing là điều vô cùng cần thiết. Media Agency mang đến cho bạn một bản kế hoạch Marketing mẫu chi tiết không thể thiếu dành cho các Marketers.
Bản kế hoạch Marketing mẫu sau đây sẽ trình bày chi tiết các bước cần phải có trong một bản kế hoạch Marketing. Sau đây là bản kế hoạch bao gồm 15 bước:
1.Tổng quan
- Nêu tóm tắt về mục tiêu kinh doanh và mục tiêu marketing tổng thể của doanh nghiệp.
- Một vài con số then chốt về sản phẩm, mục tiêu kinh doanh và thị trường.
2.Mục tiêu
- Liệt kê các mục tiêu theo quy tắc SMART
- Các con số cụ thể, đo lường được
- Nêu cụ thể ngân sách
3.Thực trạng
- Thực trạng về doanh nghiệp
- Liệt kê những con số thống kê về thị trường
- Đánh dấu những con số có ý nghĩa
- Sử dụng các biểu đồ
- Hình ảnh hoá các con số để so sánh hoặc làm nổi bật số liệu
- Ma trận SWOT
- Phân tích SWOT nên bao hàm cả phạm vi bên trong và bên ngoài có tác động đến doanh nghiệp, có liên quan tới chiến lược marketing tổng thể, nguồn lực hiện tại, năng lực cạnh tranh, nguồn nhân lực, độ chính xác/tin cậy của các nghiên cứu thị trường, các báo cáo thu được. Không thể bỏ qua nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các xu hướng công nghệ, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng tới doanh nghiệp.
4.Thực tiễn Marketing trong nghành
- Liệt kê danh sách doanh nghiệp trong ngành
- Xác định các đối thủ cạnh tranh trực tiếp
- Tìm hiểu các chiến lược, chương trình Marketing đối thủ đã thực hiện
- Đánh giá lại kết quả của các chiến dịch đã thực hiện
- Đánh giá xu hướng, các bài học
- Tìm hiểu các case study cụ thể
-Sau khi đã đánh giá toàn ngành và rà soát các hoạt động đối thủ đã làm trên toàn bộ thị trường, ta cần:
- Xác định vị trí trên bản đồ so với đối thủ
- Xác định xu hướng cần phải theo để đuổi kịp hay vượt mặt đối thủ
- Nhận ra bài học/sai lầm của đối thủ để tránh
- Tìm ra được hướng đi độc đáo so với toàn ngành nhằm chiếm lĩnh tâm trí khách hàng hoặc bán được hàng
5.Các xu hướng Marketing
- Quảng cáo Video và Content
- Mobile Marketing
- Social Influencer marketing
- Đầu tư vào content
- Display Ads và Programatic
- Automation Marketing
- Conversion rate optimization
6.Đối tượng mục tiêu
- Chỉ ra các đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng mục tiêu
- Phân tích hành vi tiêu dùng của đối tượng mục tiêu
7.Hướng tiếp cận chiến lược
- Phương án tiếp cận chiến lược phải thể hiện kết quả logic của toàn bộ chuỗi tổng hợp, phân tích và đánh giá thông tin ở phía trên
- Phương án chiến lược cần phải đảm bảo:
- Tính chiến lược
- Đúng xu hướng
- Khả thi
- Nhìn thấy rõ phạm vi và đối tượng tác động
- Dễ hình dung hiệu quả
8.Concept
– Concept (ý tưởng) phải đúng với chiến lược và được thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ các chiến thuật trên tất cả các kênh.
9.Key visual
-Key Visual chính là hình ảnh hoá Concept.
10.Story
- Câu chuyện phải gắn liền với Concept và Key Visual.
- Câu chuyện tốt sẽ giúp bạn làm nên sự khác biệt.
11.Kế hoạch chiến lược
Kế hoạch chiến lược (Master Plan) là một tổng hợp/input toàn bộ các hướng tiếp cận chiến lược được chuyển tải qua Concept và cụ thể hoá trong từng chiến thuật.
- Mô hình hoá toàn bộ chiến lược
- Thể hiện ý tưởng xuyên suốt (Concept)
- Thể hiện kênh và chiến thuật trên từng kênh
- Thể hiện sự tương tác qua lại giữa các kênh
- Thể hiện mục tiêu của từng chiến thuật (nhắm tới đối tượng nào, để làm gì).
- Thể hiện Timeline và các hoạt động hỗ trợ
12.Chiến thuật
- Khi trình bày chiến thuật, nên thể hiện chi tiết nhất, để có thể thực hiện được chứ không chỉ mang tính ý tưởng. Điều này sẽ quyết định việc proposal của bạn có được thông qua hay không.
- Lần lượt mô tả các chiến thuật theo trật tự trình bày trên Master Plan.
13.KPIs
Đưa ra chỉ số thực hiện cụ thể cho từng chiến thuật.
14.Quản lý rủi ro
- Liệt kê các vấn đề có thể gặp phải khi triển khai kế hoạch này. Chỉ ra khả năng (mức độ %) rủi ro có thể xảy ra và đưa ra phương án xử lý. Chỉ rõ vai trò và trách nhiệm của bên/bộ phận khi có rủi ro/vấn đề phát sinh.
- Phương án dự phòng khi việc triển khai không diễn ra như dự kiến.
- Dự trù các chi phí phát sinh
Sau khi thực hiện xong 14 bước trên theo bản kế hoạch Marketing mẫu, bước cuối cùng chúng ta cần thực hiện chính là:
15.Báo cáo giám sát
- Quy định các cơ chế báo cáo (tuần, tháng, báo cáo tổng kết)
- Quy định các loại báo cáo
- Quy định các đối tượng thực hiện/nhận báo cáo
- Quy định các cơ chế giám sát, xử lý, phản hồi báo cáo và cơ chế điều chỉnh kế hoạch hành động
- Quy định các quy trình làm việc chung giữa các bên
Trên đây là bản kế hoạch Marketing mẫu chi tiết nhất với 15 bước. Chúc các bạn thành công trong việc xây dựng kế hoạch Marketing cho mình.