Angle là gì? 7 Unique Angle hấp dẫn độc giả

Angle là những nội dung chính hoặc “góc độ khai thác”, mà các copywriter dùng để triển khai bài viết (article) và tiến hành đăng lên các báo online / tạp chí. Một chiến dịch truyền thông PR có khoảng 3-5 angle để copywriter viết.

Content Angle là gì?

Content Angle được hiểu là cách tiếp cận chủ đề, góc nhìn để bắt đầu mỗi bài viết. Content Angle sẽ quyết định cách mỗi người kể câu chuyện của mình, làm sao để bài viết thực sự bổi bật hơn so với các bài khác cùng chủ đề.

Ví dụ như các chiến dịch quảng cáo dịp Tết 2017, trong khi các thương hiệu khác vẫn loay hoay với thông điệp sum họp gia đình, tết về quê với ông bà, sự hi sinh của phụ nữ thì Biti’s Hunter lại lựa chọn Đi để trở về. Những Content Angle độc đáo, thú vị (hay còn gọi là Unique Angle) sẽ là xương sống vững chắc cho toàn bộ nội dung của chiến dịch và từng bài viết liên quan. Không khó để tìm ra các góc nhìn hay, Content Angle hấp dẫn nhưng bạn phải thực sự chịu khó đi tìm.

Content Angle là gì? Là những lối đi mới hấp dẫn công chúng. Nguồn: Internet

Những cách chiếm trái tim độc giả bằng Content Angle là gì?

Đôi khi, sau khi có được content angle tâm đắc thì để biến nó thành bài viết hấp dẫn thu hút độc giả thì không phải dễ dàng. Dù có hàng nghìn cách thức để sản xuất nội dung tốt cho trang web nhưng 7 gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn “vượt rào” những lúc bế tắc:

1. Bài viết từ Chuyên gia đáng tin cậy

Bài viết từ những nhân vật đầu ngành đã được công nhận có thể là một cách hiệu quả để xây dựng tên tuổi website. Người hâm mộ, người theo dõi và những người ủng hộ nhiệt tình các chuyên gia này có thể bị thu hút vào bài đăng trên trang web của bạn. Sự chứng thực – hay cảm nhận – về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể ảnh hưởng đến ý kiến người đọc và khuyến khích dùng thử, ngay cả khi thông điệp bán hàng không xuất hiện lộ liễu. Hơn nữa, những người hâm mộ tích cực của những chuyên gia này có khả năng cho nội dung của bạn tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng.

2. Bài viết trực tiếp giải quyết một vấn đề cụ thể

Không có gì khó chịu như một vấn đề nhỏ bé, tẻ nhạt có thể làm hỏng cả ngày hoặc toàn bộ dự án của bạn. Nhưng nếu ai đó đưa ra một giải pháp tích cực và hiệu quả dưới dạng một bài đăng trên blog? Bài đăng đó không chỉ có tiềm năng gia tăng lượt truy cập mà còn có xu hướng thúc đẩy chia sẻ, đặc biệt nếu bạn là người đầu tiên trong ngành dành thời gian giải quyết và giải thích vấn đề này.

3. Bài viết hướng dẫn “Làm thế nào?”

Trong lịch sử, loại bài đăng này mang lại kết quả tốt cho hầu hết các blogger. Trong khi chúng ta trải qua một cuộc thảo luận triết học hay cuộc tranh luận căng thẳng, thực tế đều là mong muốn tìm ra cách để hoàn thành công việc nào đó. Bài viết dạng “Làm thế nào” giúp cho moi người học được cách làm điều gì đó nhanh hơn, tiết kiệm hơn hoặc tốt hơn những người khác. Nếu bạn có thể kết hợp hình ảnh hoặc video để làm cho bài viết hướng dẫn dễ hiểu và trực quan hơn, bạn có thể sẽ đạt thành công nhiều hơn.

4. Bài viết hỏi đáp

Điểm mạnh của một bài đăng “Hỏi đáp” là nó cung cấp câu trả lời cho những câu hỏi thường gặp, điều đó có nghĩa là nó sẽ được đạt được tỷ lệ truy cập thường xuyên hơn. Nếu có nhiều câu hỏi phức tạp về một thứ gì đó trong ngành mà bạn có thể viết và trả lời trong một bài đăng thì chắc chắn chúng sẽ tiến rất xa, bằng những chia sẻ trên mạng xã hội và nhiều người đánh dấu trang để theo dõi các nội dung tiếp theo. Ngoài ra, bài đăng đó sẽ tiếp tục thúc đẩy lưu lượng truy cập trong nhiều tháng và thậm chí nhiều năm sau, tùy thuộc vào mức độ xuất hiện thường xuyên của chủ đề.

5. Bài viết trích dẫn

Bài trích dẫn thường là một phần quan trọng của đoạn nội dung dài, và được tái xuất bản trên blog của bạn. Ví dụ một phần của các tài liệu ebooks hay checklist mà bạn sản xuất ra, hãy đăng lại nó trên blog của bạn với đính kèm tới tài liệu gốc. Nó không chỉ cung cấp cho bạn nội dung nhanh và hữu ích mà còn có thể tăng thêm lượt tải xuống của phiên bản nội dung đầy đủ.

6. Bài viết so sánh

Có một số công cụ hay dịch vụ không mang tính cạnh tranh mà độc giả của bạn sử dụng thường xuyên không? Thực hiện so sánh và đánh giá sản phẩm (hướng dẫn theo nhu cầu của người mua) để giúp đưa ra quyết định dễ dàng hơn. Với rất nhiều thông tin trên internet, hãy dành thời gian để thực hiện nghiên cứu và chọn lọc những gì bạn đã học được cho độc giả sẽ giúp bạn giành điểm cộng lớn và trở thành cố vấn đáng tin cậy.

Chỉ cần đảm bảo bạn đánh giá khách quan  và công bằng các sản phẩm, mà không cố tình bỏ qua hoặc tâng bốc một sản phẩm dịch vụ nào đó. Điều đó sẽ khiến độ tin cậy của bạn bị sụt giảm nghiêm trọng.

7. Bài đăng dựa trên nghiên cứu khảo sát

Bạn đã tiến hành nghiên cứu khảo sát của riêng mình? Rất tốt! Hãy đưa ra công chúng các kết quả nghiên cứu và kết luận của bạn trong dạng bài viết này. Mọi người đều tin tưởng con số, đặc biệt là khi bạn cung cấp cho họ những thông tin quan trọng. Điều đó có nghĩa là bạn không chỉ tiết lộ những phát hiện mới dựa trên phương pháp luận của bạn (nếu các biểu đồ và bảng biểu đẹp thì còn tuyệt hơn) mà còn nói với độc giả một số bài học quan trọng rút ra.

Người đọc của bạn có thể làm gì với thông tin này để cải thiện công việc của họ, kiếm nhiều tiền hơn, trở thành người hạnh phúc hơn, v.v. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, hãy nhớ rằng mọi người thích chia sẻ dữ liệu, vì vậy hiểu được Content Angle là gì thì hãy đảm bảo họ có thể dễ dàng sử dụng các liên kết mạng xã hội trên trang web.